Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Người gốc Việt nghiên cứu siêu vũ khí laser

Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt Định Nguyễn đang đứng đầu bộ phận nghiên cứu phát triển hệ thống của Hải quân Mỹ phóng laser phá hủy tên lửa.
 

Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt Định Nguyễn.
 
Với lực lượng hải quân hiện diện trên toàn cầu, Mỹ luôn phải đẩy mạnh nghiên cứu những hệ thống phòng thủ hữu hiệu cho tàu chiến. Áp lực ngày càng lớn hơn khi một số loại tên lửa chống tàu chiến mới được nâng cấp cả về tầm bắn lẫn sức công phá. Thời gian qua, nhiều nguồn tin quân sự liên tục khẳng định Trung Quốc đang hoàn thiện loại tên lửa DF-21D, có tầm bắn 3.000 km, đủ sức phá hủy tàu sân bay.
Giữa lúc tin tức về DF-21D dồn dập xuất hiện, Hải quân Mỹ bất ngờ công bố bước tiến mới của chương trình siêu vũ khí khắc chế hỏa tiễn diệt tàu chiến. Đầu năm nay, website của Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ thông báo đã có đột phá trong việc phát triển hệ thống phóng tia laser đủ sức tiêu diệt các loại tên lửa tấn công tàu chiến. Theo đó, các nhà khoa học ở Trung tâm thí nghiệm quốc gia Los Alamos, thuộc bang New Mexico thử nghiệm thành công việc phóng chùm laser có công suất phát xạ đạt ngưỡng megawatt.
Theo tạp chí Wired, chương trình nói trên đã được nghiên cứu trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, lâu nay Hải quân Mỹ chỉ mới dừng lại ở khả năng phát ra chùm tia laser công suất 14 kilowatt, trong khi phải đạt mức 100 kilowatt mới đủ sức phá hủy tên lửa. Vì thế, việc phóng thành công chùm tia laser công suất ngưỡng megawatt là một thành tựu lớn.
 
Đồ họa thể hiện hoạt động của hệ thống FEL megawatt. (Ảnh: Aramybase.us)
 
Tiến sĩ Định Nguyễn, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dự án trên, cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng vì nỗ lực thiết kế và thử nghiệm đã thành công”. Quentin Saulter, Tổng quản lý dự án cho Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ, tán dương nhóm chuyên gia của ông Nguyễn vì đã đạt được bước tiến trên sớm 9 tháng so với thời hạn đặt ra. Ông Saulter đánh giá đây là thành tựu quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ Free Electron Laser (FEL), mở ra một thế hệ vũ khí tiên tiến mới.
Hiện nay, tàu chiến Mỹ chủ yếu sử dụng các loại súng pháo để tạo thành lưới phòng không chống tên lửa. Tuy nhiên, phương pháp này khó chiếm được ưu thế đối với các loại tên lửa
Ông Định Nguyễn nhận bằng cử nhân hóa học tại ĐH Indiana vào năm 1979, được trao học vị tiến sĩ hóa học ở ĐH Wisconsin năm 1984 và chính thức gia nhập Trung tâm thí nghiệm quốc gia Los Alamos cũng trong năm này. Sau đó, ông nhanh chóng trở thành nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực phát triển chùm tia laser công suất lớn. Hiện nay, ông là thành viên Hội Vật lý Mỹ và Ủy ban Chương trình nghiên cứu về FEL. Tiến sĩ Định Nguyễn đã có hơn 60 bài viết khoa học tạo nhiều dấu ấn cùng nhiều tham luận tại các hội thảo. (Theo Deps.org)
tốc độ cao và có tầm bay thấp. Vì thế, hệ thống FEL công suất megawatt sẽ giúp thay đổi cục diện nhờ tính chính xác cao và tốc độ bắn cực “khủng”. Sau khi dò thấy tên lửa, tàu chiến có thể nhanh chóng phóng tia laser để tiêu diệt và nhờ tốc độ phát xạ cao, hệ thống FEL vẫn kịp thời phá hủy tên lửa khi đã ở cự ly gần. Theo kế hoạch trước đó, tàu chiến Mỹ sẽ được trang bị hệ thống trên vào năm 2018. Tuy nhiên, theo trang Engadget.com thì dự án trên đang chịu sức ép tại Thượng viện Mỹ vì chi phí quá cao. Với những đột phá của nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Định Nguyễn đứng đầu, các nghị sĩ có thể sẽ suy xét kỹ càng hơn về dự án.
Nhiều năm qua, Lầu Năm Góc luôn tìm cách đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ laser vào vũ khí. Năm 2010, cơ quan này đầu tư cho Tập đoàn Boeing khoản tiền 26 triệu USD để phát triển các ứng dụng laser trên tàu chiến. Trong đó, việc sử dụng tia laser dẫn đường để tăng cường tính chính xác của vũ khí là mục tiêu hàng đầu.
 
Siêu laser
Công nghệ Free Electron Laser được phát minh vào năm 1976 bởi giáo sư vật lý John Madey ở ĐH Standford. Loại laser này có các thuộc tính quang học giống những chùm tia laser thông thường nhưng khác về nguyên lý phát ra. Free Electron Laser không được phát ra nhờ quá trình kích thích để tăng mức năng lượng của các electron như thông thường mà nhờ một chùm tia điện tử đi qua một cấu trúc từ tính. Do đó, tránh được hiện tượng sinh nhiệt và sức hủy diệt của tia laser tăng mạnh. FEL đang được nghiên cứu ứng dụng trong một số lĩnh vực, trong đó có quân sự.
 
Theo Ngô Minh Trí
Lao động

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Ấn tượng ảnh núi lửa phun trào nhìn từ vũ trụ

(Dân trí) - Nhìn từ vũ trụ cách xa Trái đất hàng trăm kilomet, những núi lửa hung dữ, phun trào khói và tro bụi ngùn ngụt đã trở thành những hình ảnh kỳ vĩ, ấn tượng.
 
Núi lửa Sarychev trên đảo quần Kuril của Nga phun trào hơi nước, khói và tro bụi trong một bức ảnh do các nhà du hành trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) chụp được.
 
Núi lửa Cleveland phun trào trên quần đảo Aleutian, bang Alaska, Mỹ nhìn từ ISS.

Núi lửa Eyjafjallajokull ở Iceland đang nhả khói đen.


Núi lửa Shiveluch nằm trên bán đảo Kamchatka, thuộc vùng Viễn Đông của Nga, trông giống một cây nấm khổng lồ đang bốc khói.

Cột khói trắng cao ngất bốc lên từ miệng núi lửa Klyuchevskaya ở Nga.


Grimsvoetn - núi lửa hoạt động mạnh nhất của Iceland.

Hai ngọn núi lửa Bromo (giữa, trên) và Semeru (giữa, dưới ) ở Đông Java, Indonesia.

Đỉnh Fuji, cao 3.776m, núi lửa cao nhất tại Nhật Bản, nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế.

Một lần phun trào của núi lửa Merapi tại Indonesia.

Núi lửa Erebus ở vùng Nam Cực.

Vệ tinh của NASA chụp ảnh núi lửa Manam ở Papua New Guinea đang phun trào.

Núi lửa Krakatoa nằm giữa 2 đảo Java và Sumatra của Indonesia đang nhả khói.

Etna, núi lửa cao nhất và hoạt động mạnh nhất châu Âu, đang nhả khói đen cao hàng kilomet.

Đỉnh Entna trên đảo Sicily của Italia trong một lần thức giấc tháng 6/2001.

Khói bụi cuồn cuộn bốc lên từ đỉnh Merapi ở Indonesia.

Tuyết phủ trắng trên các núi lửa trên quần đảo Aleutian thuộc bang Alaska, Mỹ.

Một miệng núi lửa mới hình thành tại quần thể núi lửa Puyehue Cordon-Caulle, cách Santiago, Chile 800km về phía nam.

Ảnh chụp từ trên cao núi lửa Chaiten ở Chile.
 
Miệng khổng lồ của núi lửa Kilimanjaro ở Tanzania.
An Bình

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Lịch sử tàu vũ trụ của NASA qua ảnh

Chương trình tàu con thoi của NASA trải qua 30 năm với những sự kiện đáng nhớ.  Hãy cùng nhìn lại những sự kiện này qua các bức ảnh dưới đây.
 
Ngày 12/4/1981, tàu con thoi Columbia của NASA đưa 2 nhà du hành John Young và Bob Crippen bay vào không gian. Đây là sự kiện đánh dấu nhiều mốc son đầu tiên. Đó là lần đầu tiên động cơ tên lửa dùng nguyên liệu rắn được sử dụng để đẩy tàu vũ trụ vào quỹ đạo. Đồng thời, đó cũng là lần đầu tiên một tàu vũ trụ quay trở lại do trượt xuống một đường băng. Chuyến bay của Columbia là chuyến bay đầu tiên được kiểm định về sức mạnh, và là chuyến bay đầu tiên có người lái.
Ngày 12/4/1981, tàu con thoi Columbia của NASA đưa 2 nhà du hành John Young và Bob Crippen bay vào không gian. Đây là sự kiện đánh dấu nhiều mốc son đầu tiên. Đó là lần đầu tiên động cơ tên lửa dùng nguyên liệu rắn được sử dụng để đẩy tàu vũ trụ vào quỹ đạo. Đồng thời, đó cũng là lần đầu tiên một tàu vũ trụ quay trở lại do trượt xuống một đường băng. Chuyến bay của Columbia là chuyến bay đầu tiên được kiểm định về sức mạnh, và là chuyến bay đầu tiên có người lái.
Ngày 22/3/1982, chuyến bay thứ 3 được thực hiện, nhằm kiểm định tàu con thoi nhiều hơn, trong đó có việc kiểm tra hệ thống cánh tay robot, Canadarm và lưới nhiệt chắn bảo vệ.
Ngày 22/3/1982, chuyến bay thứ 3 được thực hiện, nhằm kiểm định tàu con thoi nhiều hơn, trong đó có việc kiểm tra hệ thống cánh tay robot, Canadarm và lưới nhiệt chắn bảo vệ.
Sally Ride  thuộc phi hành đoàn thực hiện nhiệm vụ STS-7 của tàu con thoi Challenge trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ ngày 18/6/1983. Như vậy là 20 năm sau mới có một phụ nữ bay vào vũ trụ, kể từ năm 1963, nữ phi công người Nga Valentina Tereshkova bay vào vũ trụ trong chuyến bay Vostok 6. Sally Ride  cùng 4 nhà du hành khác triển khai lắp đặt 2 vệ tinh cho Canada và Indonesia.
Sally Ride thuộc phi hành đoàn thực hiện nhiệm vụ STS-7 của tàu con thoi Challenge trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ ngày 18/6/1983. Như vậy là 20 năm sau mới có một phụ nữ bay vào vũ trụ, kể từ năm 1963, nữ phi công người Nga Valentina Tereshkova bay vào vũ trụ trong chuyến bay Vostok 6. Sally Ride cùng 4 nhà du hành khác triển khai lắp đặt 2 vệ tinh cho Canada và Indonesia.
Guion Bluford cùng 4 nhà du hành khác bay vào vũ trụ trên tàu con thoi Challenger vào ngày 30/8/1983. Đây là chuyên bay đầu tiên có sự xuất hiện của du hành gia người Mỹ gốc Phi. Đây cũng là lần đầu tiên tàu con thoi được phóng và hạ cánh vào ban đêm.
Guion Bluford cùng 4 nhà du hành khác bay vào vũ trụ trên tàu con thoi Challenger vào ngày 30/8/1983. Đây là chuyên bay đầu tiên có sự xuất hiện của du hành gia người Mỹ gốc Phi. Đây cũng là lần đầu tiên tàu con thoi được phóng và hạ cánh vào ban đêm.
Chuyến bay thứ 9 của tàu con thoi Columbia bay vào vũ trụ ngày 28/11/1983. Nhiệm vụ của chuyến bay này là hoàn toàn phục vụ nghiên cứu khoa học. Các du hành gia đem theo mô-đun Spacelab, một phòng thí nghiệm hình trụ để phục vụ cho công tác khoa học.
Chuyến bay thứ 9 của tàu con thoi Columbia bay vào vũ trụ ngày 28/11/1983. Nhiệm vụ của chuyến bay này là hoàn toàn phục vụ nghiên cứu khoa học. Các du hành gia đem theo mô-đun Spacelab, một phòng thí nghiệm hình trụ để phục vụ cho công tác khoa học.
Chuyến bay thực thi nhiệm vụ STS-41B của tàu con thoi Challenger (ngày 3/2/1984) đánh dấu lần đầu tiên du hành gia di chuyển bên ngoài vũ trụ, không bị gắn vào tàu con thoi. Sự kiện này cũng đánh dấu lần đầu tiên một tàu con thoi hạ cánh nơi mà đã từng cất cánh – tại trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA. Hiện nay, đây là bãi đỗ ưu tiên dành cho tàu con thoi.
Chuyến bay thực thi nhiệm vụ STS-41B của tàu con thoi Challenger (ngày 3/2/1984) đánh dấu lần đầu tiên du hành gia di chuyển bên ngoài vũ trụ, không bị gắn vào tàu con thoi. Sự kiện này cũng đánh dấu lần đầu tiên một tàu con thoi hạ cánh nơi mà đã từng cất cánh – tại trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA. Hiện nay, đây là bãi đỗ ưu tiên dành cho tàu con thoi.
Ngày 6/4/1984, tàu con thoi Challenger bay vào vũ trụ để sửa vệ tinh năng lượng mặt trời. Đây là chuyến bay đầu tiên bay vào vũ trụ thực hiện nhiệm vụ sửa chữa.
Ngày 6/4/1984, tàu con thoi Challenger bay vào vũ trụ để sửa vệ tinh năng lượng mặt trời. Đây là chuyến bay đầu tiên bay vào vũ trụ thực hiện nhiệm vụ sửa chữa.
Ngày 28/1/1986 là ngày đen tối nhất của chương trình tàu con thoi của NASA khi 7 nhà du hành vũ trụ đã thiệt mạng do tàu con thoi Challenger bị phá hủy sau khi được phóng lên. Trong đó, giáo viên Christa McAuliffe được lựa chọn là giáo viên đầu tiên có mặt ngoài không gian.
Ngày 28/1/1986 là ngày đen tối nhất của chương trình tàu con thoi của NASA khi 7 nhà du hành vũ trụ đã thiệt mạng do tàu con thoi Challenger bị phá hủy sau khi được phóng lên. Trong đó, giáo viên Christa McAuliffe được lựa chọn là giáo viên đầu tiên có mặt ngoài không gian.
Sau 2 năm rưỡi, NASA mới giải quyết xong thảm họa Challenger và thực hiện chuyến bay đầu tiên sau thảm họa – chuyến bay thực thi nhiệm vụ STS-26 trên con tàu Discovery vào ngày 29/9/1988.
Sau 2 năm rưỡi, NASA mới giải quyết xong thảm họa Challenger và thực hiện chuyến bay đầu tiên sau thảm họa – chuyến bay thực thi nhiệm vụ STS-26 trên con tàu Discovery vào ngày 29/9/1988.
Tàu con thoi Discovery đem vào vũ trụ kính thiên văn nổi tiếng nhất  thế giới Hubble Space Telescope vào ngày 24/4/1990.
Tàu con thoi Discovery đem vào vũ trụ kính thiên văn nổi tiếng nhất thế giới Hubble Space Telescope vào ngày 24/4/1990.
Ngày 13/5/1992, 3 nhà du hành vũ trụ bay vào vũ trụ, thực hiện chuyến đi bộ đầu tiên theo sứ mệnh của tàu con thoi Endeavour.
Ngày 13/5/1992, 3 nhà du hành vũ trụ bay vào vũ trụ, thực hiện chuyến đi bộ đầu tiên theo sứ mệnh của tàu con thoi Endeavour.
Năm 1993, sau 3 năm Hubble bị lỗi quang học, NASA cho phóng tàu con thoi Endeavour vào ngày 2/12/1993. Sau khi Hubble được sửa, sự hiểu biết của con người về vũ trụ được mở ra.
Năm 1993, sau 3 năm Hubble bị lỗi quang học, NASA cho phóng tàu con thoi Endeavour vào ngày 2/12/1993. Sau khi Hubble được sửa, sự hiểu biết của con người về vũ trụ được mở ra.
Một trong những điểm nổi bật nhất của hợp tác quốc tế về vũ trụ là sự kiện ngày 27/6/1995 – một tàu con thoi của Mỹ cập cảng trạm không gian Mir của Nga.
Một trong những điểm nổi bật nhất của hợp tác quốc tế về vũ trụ là sự kiện ngày 27/6/1995 – một tàu con thoi của Mỹ cập cảng trạm không gian Mir của Nga.
Ngày 29/10/1998, tàu con thoi Discovery đưa thượng nghị sĩ Mỹ John Glenn (70 tuổi) vào vũ trụ. Glenn chính là thành viên của nhóm Mercury 7, nhóm du hành gia đầu tiên của Mỹ được lựa chọn để bay vào vũ trụ. Ông là người cao tuổi nhất từng bay vào vũ trụ, người thứ 5 có mặt ngoài không gian và là người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất. Ngoài ra, đây là chuyến bay thứ 2 vào vũ trụ của Glenn.
Ngày 29/10/1998, tàu con thoi Discovery đưa thượng nghị sĩ Mỹ John Glenn (70 tuổi) vào vũ trụ. Glenn chính là thành viên của nhóm Mercury 7, nhóm du hành gia đầu tiên của Mỹ được lựa chọn để bay vào vũ trụ. Ông là người cao tuổi nhất từng bay vào vũ trụ, người thứ 5 có mặt ngoài không gian và là người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất. Ngoài ra, đây là chuyến bay thứ 2 vào vũ trụ của Glenn.
Hiện nay, trạm vũ trụ quốc tế ISS đã được hoàn tất xây dựng. Kể từ năm 1998, công việc chỉ đạo tiến hành xây dựng ISS đã được thực hiện.
Hiện nay, trạm vũ trụ quốc tế ISS đã được hoàn tất xây dựng. Kể từ năm 1998, công việc chỉ đạo tiến hành xây dựng ISS đã được thực hiện.
Thảm họa tàu con thoi Columbia vào ngày 1/2/2003 đã giáng một đòn mạnh vào chương trình tàu con thoi của NASA. Phi hành đoàn gồm 7 thành viên sau 16 ngày thực hiện nghĩa vụ thành công, đang trên đường trở về trái đất thì tàu bị hỏng. Nguyên nhân được cho là do mảnh xốp cách nhiệt trên bồn chứa bên ngoài tàu  đã bị bong ra thành từng mảnh trong quá trình khởi động và ảnh hưởng đến cánh trái của tàu.
Thảm họa tàu con thoi Columbia vào ngày 1/2/2003 đã giáng một đòn mạnh vào chương trình tàu con thoi của NASA. Phi hành đoàn gồm 7 thành viên sau 16 ngày thực hiện nghĩa vụ thành công, đang trên đường trở về trái đất thì tàu bị hỏng. Nguyên nhân được cho là do mảnh xốp cách nhiệt trên bồn chứa bên ngoài tàu đã bị bong ra thành từng mảnh trong quá trình khởi động và ảnh hưởng đến cánh trái của tàu.
Ngày 26/5/2005, tàu con thoi Discovery thực hiện sứ mệnh STS-114 sau 2 năm điều tra về vụ tai nạn tàu Columbia nhằm nâng cao sự an toàn cho các chương trình vũ trụ.
Ngày 26/5/2005, tàu con thoi Discovery thực hiện sứ mệnh STS-114 sau 2 năm điều tra về vụ tai nạn tàu Columbia nhằm nâng cao sự an toàn cho các chương trình vũ trụ.
Năm 2011, chương trình tàu con thoi Endeavour thực hiện chuyến bay cuối cùng. Dự kiến, nhiệm vụ cuối cùng trong chương trình này sẽ được thực hiện bởi tàu con thoi Atlantis vào ngày 28/6/2011, đưa bốn nhà du hành và kiện hàng lên trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Năm 2011, chương trình tàu con thoi Endeavour thực hiện chuyến bay cuối cùng. Dự kiến, nhiệm vụ cuối cùng trong chương trình này sẽ được thực hiện bởi tàu con thoi Atlantis vào ngày 28/6/2011, đưa bốn nhà du hành và kiện hàng lên trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Tàu con thoi Discovery đã thực hiện nhiệm vụ cuối cùng vào ngày 24/2/2011, đưa mô-đun đa mục đích, vĩnh cửu Leonardo (PMML) đến phòng thí nghiệm quỹ đạo.

Sau khi hoàn tất các chuyến bay cuối cùng, các tàu vũ trụ của NASA sẽ được đưa vào các viện bảo tàng của Mỹ.
Ngọc Ánh (Theo Space)

Cận cảnh lắp ráp tàu con thoi cuối cùng của Mỹ

- Dự kiến, tàu con thoi Atlantis sẽ được phóng đi từ mũi Canaveral ở Florida vào lúc lúc 11 giờ 26 phút ngày thứ sáu 8.7 (22 giờ 26 phút giờ Việt Nam).

Atlantis sẽ thực hiện chuyến hành trình 12 ngày đến Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Đây là chuyến bay cuối cùng của tàu con thoi Mỹ vào vũ trụ. Sau đó, tàu Atlantis sẽ được đưa về Trung tâm vũ trụ Kennedy để phục vụ khách tham quan.

Dưới đây là cận cảnh lắp ráp tàu Atlantis những năm 1980:
 
Tổng thống Reagan đứng ở phía trước thân tàu Atlantis. Ảnh chụp ngày 25/5/1982.
Tổng thống Reagan đứng ở phía trước thân tàu Atlantis. Ảnh chụp ngày 25/5/1982.

Phần thân phía trước tại nhà máy Rockwell International. Ảnh chụp ngày 5/8/1982.
Phần thân phía trước tại nhà máy Rockwell International. Ảnh chụp ngày 5/8/1982.
Phần đuôi của tàu con thoi Atlantis được đưa đến nhà máy Rockwell lắp ráp vào tháng 8/1982.
Phần đuôi của tàu con thoi Atlantis được đưa đến nhà máy Rockwell lắp ráp vào tháng 8/1982.
Các cánh cửa của tàu Atlantis được chuyển tới cơ sở Palmdale của nhà máy Rockwell. Ảnh chụp ngày 9/9/1982.
Các cánh cửa của tàu Atlantis được chuyển tới cơ sở Palmdale của nhà máy Rockwell. Ảnh chụp ngày 9/9/1982.
Bảng điều khiển được lắp trên cánh trái của tàu Atlantis. Ảnh chụp ngày 26/10/1982.
Bảng điều khiển được lắp trên cánh trái của tàu Atlantis. Ảnh chụp ngày 26/10/1982.
Các kĩ sư và kỹ thuật viên kiểm tra sự phù hợp của phần thân trước với các mô-đun. Ảnh chụp ngày 12/1/1983.
Các kĩ sư và kỹ thuật viên kiểm tra sự phù hợp của phần thân trước với các mô-đun. Ảnh chụp ngày 12/1/1983.
Tấm nhiệt được lắp trên cánh phải của tàu Atlantis. Ảnh chụp ngày 18/1/1983.
Tấm nhiệt được lắp trên cánh phải của tàu Atlantis. Ảnh chụp ngày 18/1/1983.
Việc dựng thân máy trước của tàu Atlantis được tiến hành tại cơ sở Palmdale của Rockwell. Ảnh chụp ngày 8/11/1983.
Việc dựng thân máy trước của tàu Atlantis được tiến hành tại cơ sở Palmdale của Rockwell. Ảnh chụp ngày 8/11/1983.
Hệ thống kiểm soát phản ứng của tàu Atlantis. Ảnh chụp ngày 6/10/1983.
Hệ thống kiểm soát phản ứng của tàu Atlantis. Ảnh chụp ngày 6/10/1983.
Thân giữa và thân phía trước của tàu được gắn liền với nhau. Ảnh chụp ngày 9/11/1983.Tàu Atlantis bắt đầu tạo thành hình. Ảnh chụp ngày 12/4/1984.
Tàu Atlantis bắt đầu tạo thành hình. Ảnh chụp ngày 12/4/1984.
Mũi tàu đang được lắp ghép. Ảnh chụp ngày 11/7/1984.
Mũi tàu đang được lắp ghép. Ảnh chụp ngày 11/7/1984.
Ảnh chụp tàu con thoi Atlantis tại cơ sở Palmdale của nhà máy Rockwell. Ảnh chụp  ngày 15/3/1985.
Ảnh chụp tàu con thoi Atlantis tại cơ sở Palmdale của nhà máy Rockwell. Ảnh chụp ngày 15/3/1985.
Việc lắp ráp tàu Atlantis được hoàn tất. Ảnh chụp ngày 9/4/1985.
Việc lắp ráp tàu Atlantis được hoàn tất. Ảnh chụp ngày 9/4/1985.
Tàu Atlantis được chuyển tới NASA. Ảnh chụp ngày 9/4/1985.
Tàu Atlantis được chuyển tới NASA. Ảnh chụp ngày 9/4/1985.
Ngọc Ánh (Theo Space)