Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Cảnh vũ trụ trong tuần

Khói, bụi bốc lên từ núi lửa Pavlof, bang Alaska, Mỹ. Một phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế chụp cảnh tượng này.
Khói, bụi bốc lên từ núi lửa Pavlof, bang Alaska, Mỹ hôm 18/5. Một phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế chụp cảnh tượng này. Ảnh: NASA.
Tinh vân Nhẫn có hình dạng giống như một con mắt xanh khổng lồ. Nằm trong chòm sao Lyra và cách trái đất chừng 2.000 năm ánh sáng, tinh vân Nhẫn là vật chất mà một ngôi sao đang hấp hối phóng ra. Ảnh: NASA.
Dải Ngân Hà giống như cây cầu bắc qua hẻm núi Bryce, bang Utah, Mỹ. Ảnh: TWAN.
Một hố có hình thù giống như hai chiếc vòng cách cực nam của mặt trăng khoảng 480 km. Ảnh: NASA.
Hai đám mây giống như hai cánh tay ôm mặt trăng phía trên một lâu đài tại thành phố Cochem, Đức hôm 18/5. Ảnh: TWAN.
Đám bụi, khi dày đặc trong tinh vân IC 2944 trong chòm sao Centaurus. Rất nhiều ngôi sao đã hình thành trong tinh vân này. Nó cách trái đất khoảng 5.900 năm ánh sáng và có chiều rộng khoảng 2 năm ánh sáng. Ảnh: ESO.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Mỹ, châu Âu cùng chế tạo phi thuyền tương lai

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa phê chuẩn thỏa thuận hợp tác để chế tạo loại phi thuyền có khả năng bay tới sao Hỏa.

Hình minh họa phi thuyền Orion bay trong vũ trụ. Ảnh: ESA.
Hình minh họa phi thuyền Orion bay trong vũ trụ. Ảnh: ESA.
Sau khi phi đội tàu con thoi ngừng hoạt động, NASA dồn mọi nguồn lực vào việc chế tạo thế hệ phi thuyền mới. Orion, tên của thế hệ phi thuyền mới, sẽ có khả năng đưa người lên mặt trăng, các thiên thạch và sao Hỏa. Giống như mọi tàu vũ trụ khác, Orion cần động cơ để có thể di chuyển trong không gian. Theo một thỏa thuận hợp tác mà quan chức hai bên vừa ký, châu Âu sẽ cung cấp động cơ cho phi thuyền của Mỹ.
ESA và NASA muốn chuyến bay đầu tiên của Orion sẽ diễn ra trong năm 2017. Trong chuyến bay đó, tàu sẽ không mang theo người và bay tới vùng tối vĩnh cửu của mặt trăng rồi trở về trái đất.
Nếu chuyến bay đầu tiên diễn ra thuận lợi, Orion sẽ mang theo người lên vũ trụ vào năm 2021.
"Thỏa thuận hợp tác là một trang mới trong lịch sử hợp tác xuyên đại dương giữa Mỹ và châu Âu", Thomas Reiter, một quan chức của ESA, bình luận.
Chính phủ Mỹ sẽ không trả tiền cho công nghệ và những thiết bị mà ESA cung cấp. Thay vào đó, Mỹ sẽ coi chúng là khoản đền bù cho việc ESA sử dụng Trạm Không gian Quốc tế trong thời gian qua.
Minh Lon

Phi hành gia sẽ ở trong quả bóng khổng lồ

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ đưa một quả cầu cao su khổng lồ lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) để làm chỗ trú ngụ cho phi hành gia.

Hình minh họa quả cầu cao su mà NASA sẽ đưa lên ISS. Ảnh: NASA.
Hình minh họa quả cầu cao su mà NASA sẽ đưa lên ISS. Ảnh: NASA.
AP dẫn lời ông Glen Miller, một chuyên gia kỹ thuật của NASA, thông báo các nhà khoa học sẽ đưa một khoang cao su có hình dạng giống quả cầu lên ISS. Nó sẽ được nén vào một ống có chiều dài 2 m để tên lửa vận chuyển.
Nếu khoang hình cầu hoạt động tốt sau hai năm, NASA sẽ dùng nó trong những chuyến bay tới mặt trăng và sao Hỏa. Quả cầu cao su có thể cung cấp khoảng không gian lớn gấp ba lần so với những module nhôm trên ISS hiện nay, nhưng chi phí để chế tạo chúng lại thấp hơn nhiều so với module nhôm.
Dự án thử nghiệm của NASA được đầu tư 17,8 triệu USD. NASA sẽ hợp tác với Bigelow, một công ty về công nghệ không gian để đưa khoang hình cầu lên quỹ đạo. Lori Garver, phó giám đốc NASA, tiết lộ rằng NASA chọn Bigelow vì đây là công ty duy nhất chế tạo thiết bị có khả năng phồng và xẹp như bóng.
Quả cầu cao su khổng lồ, có chiều dài chừng 4 m, sẽ bay lên ISS trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2015. Bigelow muốn bán những quả cầu tương tự từ năm sau.
Minh Long