Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Mỹ, châu Âu cùng chế tạo phi thuyền tương lai

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa phê chuẩn thỏa thuận hợp tác để chế tạo loại phi thuyền có khả năng bay tới sao Hỏa.

Hình minh họa phi thuyền Orion bay trong vũ trụ. Ảnh: ESA.
Hình minh họa phi thuyền Orion bay trong vũ trụ. Ảnh: ESA.
Sau khi phi đội tàu con thoi ngừng hoạt động, NASA dồn mọi nguồn lực vào việc chế tạo thế hệ phi thuyền mới. Orion, tên của thế hệ phi thuyền mới, sẽ có khả năng đưa người lên mặt trăng, các thiên thạch và sao Hỏa. Giống như mọi tàu vũ trụ khác, Orion cần động cơ để có thể di chuyển trong không gian. Theo một thỏa thuận hợp tác mà quan chức hai bên vừa ký, châu Âu sẽ cung cấp động cơ cho phi thuyền của Mỹ.
ESA và NASA muốn chuyến bay đầu tiên của Orion sẽ diễn ra trong năm 2017. Trong chuyến bay đó, tàu sẽ không mang theo người và bay tới vùng tối vĩnh cửu của mặt trăng rồi trở về trái đất.
Nếu chuyến bay đầu tiên diễn ra thuận lợi, Orion sẽ mang theo người lên vũ trụ vào năm 2021.
"Thỏa thuận hợp tác là một trang mới trong lịch sử hợp tác xuyên đại dương giữa Mỹ và châu Âu", Thomas Reiter, một quan chức của ESA, bình luận.
Chính phủ Mỹ sẽ không trả tiền cho công nghệ và những thiết bị mà ESA cung cấp. Thay vào đó, Mỹ sẽ coi chúng là khoản đền bù cho việc ESA sử dụng Trạm Không gian Quốc tế trong thời gian qua.
Minh Lon

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét